{{ product.name }}
Thông tin sản phẩm
Xem giá
Chưa có dữ liệu

Việc tính toán chi phí cho các hộp cứng cánh tủ thường là một thách thức lớn, không phải đơn vị nào cũng có thể thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng. Những yếu tố như kích thước, chất liệu, và yêu cầu khác có thể khiến quá trình này trở nên phức tạp và dễ xảy ra sai sót. Tuy nhiên, với sự ra đời của bảng tính giá in hộp cứng cánh tủ, mọi khó khăn này đều có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Giá In không chỉ giúp bạn dự đoán chi phí một cách chính xác mà còn mang đến sự tiện lợi và hiệu quả trong việc tùy chỉnh các yếu tố theo nhu cầu cụ thể của từng dự án. Hãy cùng khám phá cách bảng tính giá có thể làm đơn giản hóa quy trình tính toán chi phí của bạn.

1. Bảng giá in hộp cứng cánh tủ mới nhất

 

2. Giải thích những thông tin trong bảng tính giá in hộp cứng cánh tủ

- Số lượng: Cân đối số lượng phù hợp. Số lượng càng lớn đơn giá sẽ càng thấp

- Kích thước chiều cao: Chiều dài của mặt chính, đơn vị cm.

- Kích thước chiều ngang: Chiều rộng của mặt chính, đơn vị cm.

- Kích thước chiều hông: Chiều cao tính từ dưới đáy lên mặt chính, đơn vị cm.

 

Kích thước hộp cứng cánh tủ

 

- Loại giấy bồi: Có các mặt giấy bồi như sau: Giấy bồi đáy, giấy bồi nắp, giấy bồi mặt trong nắp, giấy thả đáy. Mỗi mặt có thể có những thông tin, hoa văn, họa tiết hình ảnh khác nhau đi kèm với từng hiệu ứng sao cho phù hợp. Thông thường, loại giấy bồi hộp cứng sẽ là giấy couches, kraft. offset hoặc có thể ivory. Mỗi loại giấy có những ưu nhược điểm riêng vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định chọn lựa loại giấy.

- Định lượng giấy bồi: Định lượng giấy bồi hộp cứng chỉ nên tầm 120-200gsm tùy loại giấy. Lựa chọn định lượng giấy phù hợp, không mỏng quá cũng không dày quá. Bởi vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình gia công và tính thẩm mỹ của hộp. Nếu giấy mỏng quá, sẽ khó bồi lên carton cứng và có thể lộ carton bên trong. Nếu giấy dày quá cũng tạo nên độ phồng phềnh và khó khăn trong việc gia công.

- Số màu in: Thông thường trên market thiết kế màu sắc được phối ra từ hệ màu CMYK, Nên Số màu in dao động từ 1 đến 4 màu in. Để chắc chắn không phát sinh sự chênh lệch màu sắc, bạn nên ưu tiên phương án in 4 màu.

- Cán màng: Tạo thêm 1 lớp màng trên bề mặt giấy giúp bảo vệ mực in, hình ảnh in ấn và có thể chống xước giấy. Cán màng bóng mang lại hiệu ứng bóng bẩy, cán màng mờ đem lại độ lỳ cho giấy. Bạn có thể tiết kiệm chi phí cán màng bằng cách không cán những mặt ít cọ xát như: mặt trong nắp hoặc giấy thả đáy.

- Ép nhũ: Thêm hiệu ứng óng ánh trên bề mặt giấy. Chẳng hạn như: nhũ vàng, nhũ bạc, nhũ 7 màu, nhũ xanh, nhũ tím,...Những loại nhũ này sẽ tạo nên 1 lớp màng kim loại bắt mắt, nhưng sẽ dễ bị bay nhũ nếu như nhiệt độ ép không đủ lớn hoặc thợ ít kinh nghiệm.

- Thúc nổi: Tạo hiệu ứng 3D lên bề mặt hộp, người dùng có thể nhìn thấy độ lồi lõm trên bề mặt hộp. Đối với hiệu ứng này, bạn nên áp dụng lên bề mặt nắp của hộp để vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng tính thẩm mỹ.

- Phủ bóng: Phủ một lớp sơn bóng lên bề mặt hộp, lớp sơn bóng này có tác dụng chống thấm ngoài ra còn tăng độ bóng lên rất nhiều.

- Lăn sần: Tạo những vân sần bằng cách lăn những lô vân lên bề mặt giấy. Những vân này tạo sự mới mẻ, đặc biệt cho giấy bồi. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện công đoạn này tương đối lớn nên yêu cầu sản lượng lớn.

- Mica: Gắn thêm những tấm bóng kính mica giúp người dùng quan sát được sản phẩm bên trong. Tùy vào sự mong muốn của khách hàng để lựa chọn diện tích mica phù hợp. Sử dụng loại keo dán chắc chắn, thời gian chờ khô keo hợp lý đảm bảo bóng kính không bị bong trong quá trình sử dụng.

- Tay cầm: Tay cầm tiện lợi cho việc đóng mở hai bên cánh tủ. Ở đây chúng tôi sẽ sử dụng mặc định là tay cầm sắt cao cấp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các móc cầm, dây kéo ruy băng hoặc miếng logo để kéo cánh tủ lên.

- Khay hộp: Có những loại khay thông dụng như: khay carton lạnh, khay giấy ivory, khay xốp foam, khay cao su non để định hình sản phẩm bên trong hộp. Ngoài ra còn có thể kết hợp các loại khay được với nhau như: khay carton lạnh và khay giấy ivory, khay cao su non bồi nhung, khay xốp foam phủ lụa,....Bạn phải để ý đến độ cao sản phẩm để lựa chọn độ cao cho khay phù hợp.

- Ship: Chính là chi phí vận chuyển, vận chuyển càng xa, khối lượng hàng hóa càng lớn thì chi phí vận chuyển càng cao. Bạn nên xem xét kỹ các vấn đề trên để lựa chọn đơn vị vận chuyển và thời gian giao hàng hợp lý.

- Bật mí: Đối với dòng hộp cánh tủ này, nhiều bạn sẽ thắc mắc làm cách nào để có độ bám của 2 cánh tủ với đáy hộp. Đấy chính là sử dụng nam châm để có lực hút giữa nắp và thành của đáy hoặc sử dụng nam châm hút ở logo hộp.

3. Giới thiệu về bảng tính giá in hộp cứng cánh tủ

Bảng tính giá in hộp cứng cánh tủ là một công cụ trực tuyến tự động giúp người dùng tính toán chi phí in ấn cho hộp cứng cánh tủ dựa trên các thông tin cung cấp ở bảng tính. Sau đó bảng tính này sẽ sử dụng các công thức được lập trình sẵn để tính toán giá thành in hộp. Lợi ích khi sử dụng bảng tính:

- Tiết kiệm thời gian và công sức: Khách hàng không cần phải liên hệ trực tiếp với nhà in để được báo giá, thay vào đó họ có thể tự tính toán giá thành ngay trên website.

- Tính minh bạch: Bảng tính giá giúp khách hàng dễ dàng so sánh giá cả giữa các nhà in khác nhau, đảm bảo họ nhận được mức giá tốt nhất.

- Tính chính xác: Các công thức tính toán được lập trình bởi các chuyên gia đảm bảo tính chính xác và tin cậy cao.

- Dễ dàng sử dụng: Bảng tính được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ hiểu, người dùng chỉ cần nhập các thông tin cần thiết và hệ thống sẽ tự động tính toán giá thành.

- Tiện lợi: Khách hàng có thể sử dụng bảng tính giá mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet.

4. Tính năng của bảng tính giá tự động

Bảng tính giá tự động sở hữu nhiều tính năng hữu ích giúp đơn giản hóa quy trình báo giá và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Dưới đây là một số tính năng chính:

- Cung cấp báo giá nhanh chóng: Bảng tính tự động tính toán giá thành dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi báo giá. Khách hàng có thể nhận báo giá ngay lập tức mà không cần phải liên hệ trực tiếp với nhân viên bán hàng.

- Giải thích rõ các công đoạn cấu thành nên giá cả: Bảng tính hiển thị chi tiết từng công đoạn và hiệu ứng tạo nên bao bì đẹp nhất, giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Ngoài ra các tùy chỉnh này được phân chia rõ ràng theo từng hạng mục, có kèm theo ảnh để người dùng dễ dàng hình dung với lựa chọn của mình.

- Xem lại báo giá ở phần lịch sử: Khách hàng có thể lưu trữ và xem lại các báo giá đã nhận được. Tính năng này giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra lại những đơn hàng mình đã tính và theo dõi biến động giá cả.

5. Lời khuyên khi sử dụng bảng tính giá

Để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất và có được báo giá chính xác nhất khi sử dụng bảng tính giá in hộp cứng cánh tủ, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Chuẩn bị thông tin đầy đủ: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về kích thước hộp (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), kiểu dáng hộp, chất liệu giấy, số lượng hộp cần in và các yêu cầu gia công khác (bế mún, ép nhũ, cán màng bóng/mờ,...). Kiểm tra kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật trước khi nhập vào bảng tính để tránh sai sót dẫn đến kết quả báo giá không chính xác. Đặc biệt, ở những trường có đơn vị phía sau, đảm bảo chính xác số liệu bạn nhập theo đơn vị của từng trường.

- Hiểu rõ tính chất tham khảo của giá thành: Giá thành được tính toán trên bảng tính chỉ mang tính chất tham khảo, giá thực tế có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng nhà in, biến động thị trường và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Nên liên hệ trực tiếp với nhà in để được tư vấn chi tiết và báo giá chính xác nhất cho đơn hàng của bạn.

- Cập nhật bảng tính thường xuyên: Bảng tính giá được cập nhật liên tục để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với thị trường. Truy cập website của nhà in thường xuyên để theo dõi bảng tính giá mới nhất và cập nhật thông tin về các chương trình khuyến mãi.

- Xem xét chi phí phát sinh: Đối với những đơn hàng gấp, yêu cầu tiến độ hoàn thành nhanh, khách hàng có thể phải chịu thêm chi phí phát sinh do nhà in phải tăng tốc độ sản xuất. Nên trao đổi rõ ràng với nhà in về các khoản chi phí phát sinh này trước khi chốt đơn hàng.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết: Nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ thông tin nào hoặc gặp khó khăn trong quá trình sử dụng bảng tính giá, hãy liên hệ với đội ngũ quản trị Giá In để được hỗ trợ. Hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực in ấn và đóng gói bao bì để có được lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.

Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn có thể sử dụng bảng tính giá in hộp cứng cánh tủ một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và có được báo giá chính xác cho đơn hàng của mình.