Bạn đang tìm kiếm một giải pháp đơn giản và hiệu quả để tính toán chi phí in hộp cứng nam châm cho dự án của mình? Bảng tính giá chính là công cụ mà bạn cần. Với sự tiện lợi và khả năng tùy chỉnh cao, bảng tính giá không chỉ giúp bạn dễ dàng đánh giá chi phí mà còn cho phép bạn thử nghiệm các yếu tố khác nhau để đạt được sự hoàn hảo cho sản phẩm của bạn. Hãy cùng Giá In khám phá cách sử dụng bảng tính và những lý do nên sử dụng bảng tính giá in hộp cứng nam châm ngay trong bài viết dưới đây.
1. Bảng giá in hộp cứng nam châm
Dưới đây là bảng tính giá in hộp cứng nam châm, mời bạn tham khảo:
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá in hộp cứng nam châm
- Số lượng: Số lượng càng nhiều đơn giá càng thấp. Số lượng nên tối thiểu là 200 hộp để phù hợp với việc lên một đơn hàng. Đơn vị cái/chiếc.
- Chiều cao: Chiều dọc của hộp từ mặt chính. Đơn vị cm.
- Chiều ngang: Chiều rộng của hộp từ mặt chính. Đơn vị cm.
- Chiều hông: Chiều cao tính dưới đáy lên nắp. Đơn vị cm.
- Độ dày carton: Có một số độ dày ví dụ như 1.2mm, 1.5mm, 1.6mm, 1,8mm, 2mm. Sản phẩm có trọng lượng nhẹ, không yêu cầu độ chắc chắn cao thì dùng các loại carton mỏng. Còn sản phẩm có trọng lượng lớn hãy dùng carton 2mm và 3mm để đảm bảo sự chắc chắn.
- Loại giấy bồi: Sử dụng những loại phổ biến như: Couches, ivory, offset, kraft,...Mỗi loại có 1 ưu điểm riêng, hãy tìm hiểu thêm về đặc điểm các loại giấy để sản xuất hộp như ý.
- Định lượng giấy bồi: Giấy bồi sẽ là loại giấy mỏng, định lượng thường dùng 150gsm để dễ dàng bồi dán lên bề mặt carton cứng. Tuy nhiên cần đảm bảo định lượng phù hợp để giấy không bị mỏng quá sẽ khó khăn trong việc bồi giấy hoặc sẽ làm lộ carton bên trong. Đơn vị gsm.
- Số màu in: Với mỗi mặt của hộp sẽ được in ấn với số màu in tương ứng. Sử dụng hệ màu CMYK sẽ đem lại màu sắc bắt mắt. Chú ý lựa chọn số màu in đúng với thiết kế, không nên trốn màu vì nếu không có nhiều kinh nghiệm xử lý sẽ dễ xảy ra sai sót.
- Cán màng: Đây là công đoạn bảo vệ mực in và chống thấm nước ở bề mặt hộp. Thông thường sẽ áp dụng cán màng ở lớp giấy bồi đáy và lớp giấy bồi nắp. Còn lớp giấy thả đáy và bồi trong nắp để tiết kiệm chi phí bạn không cần cán màng.
- Ép nhũ: Tạo hiệu ứng nổi bật trên bề mặt giấy, nhũ có đa dạng màu sắc: màn vàng đồng, màu vàng ta, màu tím, màu xanh, màu bạc,...Tùy vào thiết kế mà chọn màu nhũ phù hợp. Công đoạn ép nhũ giúp bao bì của bạn trở nên đặc biệt hơn tuy nhiên cũng cần lưu ý đến nhiệt độ máy ép và loại nhũ tránh tình trạng nhũ bị loang hoặc thiếu nét.
- Thúc nổi: Hiệu ứng giúp những chi tiết trên hộp nổi trội lên so với bề mặt. Cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi độ dày giấy hợp lý. Nếu giấy mỏng không thúc được, bạn có thể bồi thêm các lớp giấy khác để tạo độ dày cho giấy.
- Phủ bóng: Tạo một lớp bóng lên trên bề mặt làm cho sản phẩm sang trọng, đẳng cấp. Phủ bóng có 2 loại phủ bóng toàn phần và phủ bóng một phần. Điều này giúp bạn dễ dàng linh động trong mọi trường hợp.
- Lăn sần: Tạo vân giống như các loại giấy mỹ thuật cao cấp, đây là những điểm nhấn mới lạ và đáng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên chi phí thực hiện công đoạn này là khá cao, vì vậy bạn nên có sản lượng lớn để tiết kiệm chi phí.
- Mica: Gắn ô cửa mica nếu bạn muốn bao bì của mình trở nên tiện dụng hơn. Bởi vì ô cửa mica sẽ giúp người tiêu dùng quan sát được sản phẩm bên trong.
- Ruy băng: Đây cũng là lựa chọn thường được sử dụng với loại hộp này. Ở trên nắp sẽ được gắn thêm 1 dây ruy băng để thuận tiện cho việc đóng mở nắp hộp. Độ dài của dây ruy băng sẽ là 2-3cm.
- Khay hộp: Những loại khay hộp phổ biến khi sản xuất bao bì: Khay carton lạnh, khay ivory, khau cao su non, khay xốp foarm,...Ngoài ra còn có thể phối hợp thêm những option phủ lụa, bồi nhung để tăng tính thẩm mỹ cho khay. Khay hộp rất cần thiết trong việc bảo vệ và giữ sản phẩm ở trong.
- Ship: Đây là chi phí vận chuyển, bạn cần cân đối khối lượng hàng hóa, vị trí địa lý, phương án vận chuyển. Bởi vì hộp cứng là loại bao bì chiếm rất nhiều diện tích để vận chuyển.
- Lưu ý: Nếu bạn chưa thực sự hình dung được những tùy chọn phí trên thì ở mỗi tùy chọn sẽ có một hình ảnh mô tả ở bên phải (nếu có).
3. Cách sử dụng bảng tính giá in hộp cứng nam châm
Để sử dụng bảng tính giá in hộp cứng nam châm một cách hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Thu thập thông tin: Đầu tiên, thu thập đầy đủ thông tin về yêu cầu của bạn như số lượng hộp cần in, kích thước, chất liệu, và các yêu cầu thiết kế đặc biệt nếu có.
- Điền vào bảng tính: Mở bảng tính và điền thông tin thu thập được vào các ô chỗ trống tương ứng. Các thông tin cần điền có thể bao gồm số lượng, kích thước chi tiết của hộp (dài x rộng x cao), loại chất liệu (ví dụ như giấy cứng, carton), và các yêu cầu in ấn đặc biệt như màu sắc, hình ảnh, hoặc logo.
- Kiểm tra lại yêu cầu: Sau khi điền thông tin, hãy kiểm tra lại xem đã đúng với yêu cầu của bạn chưa để tránh những sai sót không đáng có.
- Xem giá: Nhấn vào nút "Xem giá" hoặc tương đương để tính toán và xem kết quả chi phí dự kiến. Bạn sẽ nhận được một số liệu cụ thể về giá tiền dựa trên thông tin bạn đã cung cấp.
- Xem lại lịch sử báo giá: Nếu cần, bạn có thể xem lại lịch sử các báo giá đã tính toán trong bảng tính. Thông tin này sẽ giúp bạn so sánh giữa các lựa chọn khác nhau hoặc theo dõi các phiên báo giá trước đó.
Quá trình sử dụng bảng tính giá này giúp bạn dễ dàng tính toán và đánh giá chi phí in hộp cứng nam châm một cách chi tiết và chính xác, đồng thời giữ cho bạn có được sự linh hoạt trong việc lựa chọn các yếu tố khác nhau cho sản phẩm của mình.
4. Lý do nên sử dụng bảng tính giá in hộp cứng nam châm
Việc sử dụng bảng tính giá in hộp cứng nam châm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:
- Tính chính xác và minh bạch: Bảng tính giá cung cấp một cách tính toán chính xác và minh bạch về chi phí sản xuất hộp cứng nam châm. Bằng cách điền các thông tin như số lượng, kích thước, chất liệu và yêu cầu in ấn vào bảng tính, bạn có thể biết được tổng chi phí dự kiến mà không cần phụ thuộc vào ước tính từ đơn vị cung cấp.
- Tối ưu chi phí: Bạn có thể thử nghiệm và so sánh các yếu tố khác nhau như kích thước, chất liệu, và số lượng để tìm ra sự kết hợp phù hợp nhất giữa chất lượng và chi phí. Điều này giúp bạn tối ưu hóa ngân sách và đáp ứng yêu cầu sản phẩm mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
- Tiết kiệm thời gian: Thay vì phải lập bảng tính tính toán từng chi phí hoặc chờ đợi phản hồi từ nhà cung cấp, bảng tính giá cho phép bạn tự tính toán ngay lập tức. Việc này tiết kiệm thời gian và giúp bạn nhanh chóng đưa ra quyết định.
- Tùy biến linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng thay đổi các thông số như số lượng sản phẩm, chất liệu, hay các yêu cầu in ấn mà không cần phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này cho phép bạn tự do tạo ra nhiều biến thể sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Dễ dàng tham khảo lịch sử: Bảng tính giá cho phép lưu lại lịch sử các báo giá đã tính toán, giúp bạn theo dõi và so sánh giữa các lần báo giá khác nhau. Điều này hữu ích khi bạn cần xem xét lại các lựa chọn trước đó hoặc điều chỉnh chiến lược giá cả.
Có thể thấy rằng, việc sử dụng bảng tính giá in hộp cứng nam châm không chỉ giúp bạn dễ dàng tính toán chi phí một cách chính xác và minh bạch mà còn mang đến sự linh hoạt trong việc tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của bạn. Bất kỳ ai đang có nhu cầu in hộp cứng nam châm nên sử dụng công cụ hữu ích này để tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hãy khám phá bảng tính giá ngay hôm nay để bắt đầu hành trình tạo ra những sản phẩm độc đáo và chuyên nghiệp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hãy liên hệ ngay với Giá In nếu bạn có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc về giá cả cũng như bảng tính giá in hộp nam châm.
- Hotline: 0984041168 - 0365992468
- Website: https://www.giain.vn
- Email: giain.vn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/xuonginbaobibacviet/
- Group: https://www.facebook.com/groups/264434666753107/
- Địa chỉ: Ngõ Lao Động – Đường Tân Triều Mới – Thanh Trì – Hà Nội